logo_quang_dai_copy

0904.699.991
cham_soc_khach_hang
DANH MỤC SẢN PHẨM
Sản phẩm bán chạy
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 4
Trong ngày: 59
Trong tuần: 445
Lượt truy cập: 89376

 Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu là ai? sự tích Tam Tòa Thánh Mẫu. Địa chỉ thỉnh tượng Tam Tòa Thánh Mẫu giá tốt tại Hà Nội.

Tam tòa thánh mẫu gồm có 3 vị. Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Thoải Phủ ba đó là ba vị thánh mẫu khác nhau ám chỉ hệ thống cai quản 3 miền của vũ trụ. Miền trời, miền núi và miền sông.

Bạn đang có nhu cầu thỉnh tượng tam tòa thánh mẫu?
Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu gồm có 3 vị thánh mẫu khác nhau. Gồm 3 ngôi là Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Thoải Phủ.
Đồ Thờ Quảng Đại cung cấp các loại đồ thờ cúng. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng về thờ liên hệ ngay tới đơn vị chúng tôi. Cơ sở chuyên sản xuất, điêu khắc trực tiếp các loại tượng. Giá luôn tốt nhất.
Địa chỉ khắc tượng Tam Tòa Thánh Mẫu giá tốt nhất khu vực Miền Bắc
Ba vị mẫu cai quản ba miền của vũ trụ bao gồm miền trời, miền núi, miền sông nước.

tam_toa_1
Tượng Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Đệ Nhất)
Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời. Mẫu Thượng Thiên trong quan niệm của dân gian về Tứ Pháp gồm có: Pháp vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi, đó là 4 vị nữ thần tạo ra mây, mưa, sấm, chớp liên quan tới văn hóa nông nghiệp lúa nước.
Đền thờ Mẫu Thượng Thiên có ở khắp mọi nơi nhưng các nơi chính vẫn là những nơi Mẫu giáng trần hoặc hiển linh lưu dấu thánh tích như: Phủ Nấp_Phủ Quảng Cung Đệ Nhất ở Vỉ Nhuế, Ý Yên, Nam Định (là nơi Mẫu giáng trần lần đầu tiên). Nguy nga nhất là quần thể Phủ Dày (nơi Mẫu giáng trần lần thứ hai) với các đền phủ chính là: Phủ Công Đồng, Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Bóng (Đền Cây Đa Bóng), Phủ Giáp Ba (Đông Phù Giáp Ba), Phủ Tổ, Đền Khởi Thánh và Lăng Mẫu (do vua Khải Định cùng Hoàng Hậu cầu tự, sinh ra được vua Bảo Đại nên xây để tạ ơn)… Rồi Đền Đồi Ngang_Phố Cát , Đền Sòng thuộc Thanh Hóa (nơi Mẫu giáng hiện lần thứ ba). Ngoài ra còn có Phủ Tây Hồ, Đền Rồng, Đền Dâu, Quán Cháo…đều là những nơi Mẫu để lại thánh tích. Ngày hội chính của Mẫu là ngày 3/3 âm lịch, tức là ngày Mẫu hóa trong lần giáng sinh thứ hai, ngoài ra ngày rằm tháng 8 ở Phủ Tây Hồ cũng mở tiệc rất long trọng.

 

tamtathnhmu

Tượng Mẫu Đệ Nhị (còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn)
Mẫu Đệ Nhị cai quản miền rừng núi. Mẫu Thượng Ngàn gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở nhiều nơi, nhưng có hai nơi thờ phụng chính là Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ (Lạng Sơn). Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng Ngàn.
Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng. Nhưng nổi tiếng bậc nhất vẫn là cụm di tích Đền Đông Cuông, Đền Vọng Đông và Đền Tuần Quán tại Yên Bái (là nơi Mẫu giáng làm con gái nhà tù trưởng họ Cao). Tiếp nữa có Đền Công Đồng Bắc Lệ và Đền Thất Khê tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tương truyền là nơi vua Lê Thái Tổ lập để ghi nhớ công ơn Mẫu giúp vua. Ngoài ra còn có Đền Suối Mỡ thuộc Bắc Giang (xưa thuộc Hà Bắc, là nơi dấu tích của Mẫu khi xưa học đạo), Đền Tam Cờ trên tỉnh Tuyên Quang, Đền Mẫu Thượng thuộc thị xã Lào Cai. Ngày hội chính của Mẫu Đông Cuông thường tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của năm theo âm lịch. Còn trên Đền Bắc Lệ lại tổ chức hội vào ngày 20/9 âm lịch.

Tượng Mẫu Thoải Phủ (còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy)
Mẫu Thoải Phủ cai quản miền sông nước. Mẫu Thoải gắn với đời sống thủy sinh của dân tộc Việt từ xa xưa, liên quan trực tiếp tới Thủy Tổ dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước. Đền thờ Mẫu Thoải có khá nhiều nhưng hầu hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sông cửa biển chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần. Ngày hội chính của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch, thường được tổ chức long trọng nhất là ở Đền Mẫu Thác Hàn Sơn. Ngày tiệc chính của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch, thường được tổ chức long trọng nhất là ở Đền Mẫu Thác Hàn Sơn.
Trong Tam Tòa Thánh Mẫu không thấy sự xuất hiện của Mẫu Địa bởi có người cho rằng, nếu theo giả thuyết “Thiên – địa đồng quy” (Đất trời là một) thì Mẫu Thượng Thiên còn cai quản cả địa phủ. Còn có giả thuyết khác cho rằng Mẫu Địa cũng chính là Mẫu Thượng Ngàn bởi miền Rừng cũng thuộc miền Đất.
Có tài liệu cho rằng, Tam Tòa Thánh Mẫu thực chất là ba lần hiện thân của Mẫu Liễu Hạnh khi giáng trần hay nói cách khác, Mẫu Liễu Hạnh đã hóa thân vào cả ba là Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoải Phủ. Một số nơi, người ta thờ Mẫu Cửu Trùng ở chính ban, nhưng cũng có những nơi lại thờ bà ở ngoài trời cho thập phương bái vọng.
Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng Tam Tòa Thánh Mẫu về thờ hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Đồ Thờ Quảng Đại Sản Xuất, Điêu Khắc Và Phân Phối trực tiếp các vị Tượng Mẫu đảm bảo giá cả hợp lý.
Ý nghĩa Ban thờ mẫu:
Hầu hết các ngôi chùa ở miền Bắc nước ta đều có một điều đặc biệt đó chính là có các bàn thờ chư vị tức là các vị thánh của Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian.Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm tính bản địa và nguyên thủy vì có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ. Trong chế độ này, người đóng vai trò quan trọng nhất trong gia đình chính là phụ nữ, người mẹ, người vợ.Vì vậy trong hầu hết các ngôi chùa, bên cạnh việc thờ phụng các vị chư Phật còn lập thêm bàn thờ Mẫu.
Từ xa xưa, tín ngưỡng thờ Mẫu đã đi sâu vào tiềm thức người Việt với ý nghĩa hướng về cội nguồn đất mẹ. Là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng, khao khát được giải thoát bản thân khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội xưa.
Cấu trúc đền thờ thánh mẫu:
Đạo thờ Mẫu được bài trí rất đa dạng, phải tùy từng nơi mới có thể nói cụ thể. Song nhìn chung thì điện thờ mẫu được bài trí như sau: Hậu cung (cung cấm) là nơi thâm nghiêm để đặt Tượng TAM TÒA THÁNH MẪU Tượng Mẫu ở vị trí cao nhất, chính giữa, có sắc phục màu đỏ. Đó là tượng Chúa Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (Mẫu Nghi Thiên Hạ).
Tượng bên phải có sắc phục màu xanh là Mẫu Đệ Nhị Thượng. Tượng phía bên trái là tượng Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ mặc sắc phục trắng.

Cách đặt ban thờ mẫu, thờ tượng?
Mặt Tiền của Hậu Cung là một ban thờ lớn được gọi là Cộng Đồng Tứ Phủ ban thờ này bao gồm 3 lớp tính từ phía hậu cung trở ra.
Lớp thứ 1 chính giữa là Ngọc Hoàng Thượng Đế hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu.
Lớp thứ 2 bao gồm 5 Ngũ vị Tôn Quan: - Quan Đệ nhất Thượng Thiên (áo đỏ) - Quan Đệ nhị Giám Sát quyền cai thượng Ngàn (áo xanh) - Quan Đệ Tam Thoải Phủ cai bản mệnh Thanh Đồng (áo trắng) - Quan Đệ Tứ Khâm sai quyền cai tứ phủ (áo vàng) - Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh, quyền cai quản âm binh nhà trời (áo tím)
Lớp thứ 3 là hai Ông Hoàng: - Tượng Ông Hoàng Bảy mang sắc phục màu xanh - Tượng ông Hoàng Mười mang phục màu vàng Hai bên tả hữu cung thờ là Động Sơn Trang và Cung Đức Thánh Trần. Ở phía dưới ban thờ Công Đồng Tứ Phủ thường thờ Quan Ngũ Hổ cùng Thanh Xà Bạch Xà


Làng Nghề Truyền Thống Sơn Đồng
ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT QUẢNG ĐẠI
Cơ sở 1: Ngã tư Sơn Đồng - Hoài Đức - Hà Nội
Cơ sở 2: Khu công nghiệp làng nghề Sơn Đồng
Điện thoại: 0904 699 991


VỀ CHÚNG TÔI

Làng Nghề Truyền Thống Sơn Đồng

ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT QUẢNG ĐẠI

Cơ sở 1: Ngã tư Sơn Đồng - Hoài Đức - Hà Nội

Cơ sở 2: Khu công nghiệp làng nghề Sơn Đồng

Điện thoại: 0904 699 991

© Copyright 2017, Đồ thờ tượng phật Quảng Đại