logo_quang_dai_copy

0904.699.991

Ý Nghĩa Tượng Hộ Pháp

Ý Nghĩa Tượng Hộ Pháp
y-nghia-tuong-ho-phap - ảnh nhỏ  1

Ý Nghĩa Tượng Hộ Pháp

Đánh giá:
Mã sản phẩm: TP44

Lượt xem: 357

LH: 0904.699.991

THÔNG TIN SẢN PHẨM:

TƯỢNG HỘ PHÁP MỘC

Chất liệu: Gỗ mít, vàng tâm, dổi…chúng tôi nhận đặt làm theo yêu cầu của quý khách

Kích thước: Tuỳ thuộc không gian thờ và yêu cầu của quý khách

Giá thành: Tuỳ theo kích thước, mẫu mã, chất liệu.

 

LÝ DO QUÝ KHÁCH NÊN CHỌN SẢN PHẨM CỦA CHÚNG TÔI:

  • Cơ sở sản xuất Đồ Thờ Tượng Phật Quảng Đại của chúng tôi đã gia truyền 3 đời, uy tín rất lớn; sản phẩm luôn đảm bảo về chất lượng và tính thẩm mĩ cao.
  • Chủ cơ sở sản xuất là anh Nguyễn Chí Thanh (thế hệ thứ 3) là thợ điêu khắc với kiến thức nghề sâu rộng và rất khéo léo; đã được phong tặng danh hiệu:

Nghệ nhân điêu khắc, sơn son thếp vàng” – hội làng nghề Việt Nam.

Bàn tay vàng” – hội nghệ nhân thợ giỏi.

Thiện thủ cư sỹ” – Tùng lâm Hương tích.

  • Xưởng sản xuất rộng 1000m2 có cẩu trục, hệ thống máy đục phong phú; gỗ mít, vàng tâm, dổi… luôn sẵn có với số lượng lớn; đội thợ giỏi, lành nghề.
  • Bảo hành chất lượng gỗ trọn đời.

Quý khách chắc chắn sẽ yên tâm và hài lòng khi đặt hàng tại cơ sở sản xuất của chúng tôi.

Chỉ cần liên hệ: Nguyễn Chí Thanh

Zalo: 0904 699 991

Hotline: 093 111 8486

Địa chỉ: Xưởng sản xuất đồ thờ tượng Phật Quảng Đại, Khu công nghiệp Cánh Gà – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội

Quý khách sẽ được tham quan xưởng tại nhà và được tư vấn miễn phí.

tng_h_php_2

 

Ý nghĩa thờ tượng Hộ Pháp.

Trong Phật Giáo, Hộ Pháp là bảo hộ, hộ trì chánh Pháp. Các Hộ Pháp có một điểm chung là hộ trì Phật Pháp không cho cái ác, cái xấu trà trộn vào, giúp con người tâm luôn thanh tĩnh, từ bi, lòng hướng về đạp Phật.

Hộ Pháp là tên goi chung cho tất cả những ai, bao gồm cả trời và người, phát tâm bảo hộ cho Phật Pháp, dùng đủ phương tiện để giúp giáo phái của Phật được trường tồn trên khắp thế gian.

Trong các ngôi chùa Việt thường không bao gồm đầy đủ tượng hộ pháp, mà thông thường tồn tại 4 loại hệ tượng: Vi Đà Bồ-tát và Tiêu Diện Đại sĩ; Khuyến thiện - Trừng ác,  Tứ Thiên Vương và Bát bộ Kim cương.

7e8a43cff09d00c3598c

033f6176d224227a7b35

Ý nghĩa bốn hệ tượng hộ pháp trong ngôi chùa Việt

Hệ thứ 1: gồm Tượng Di Đà và Tiêu Diện Đại Sĩ

VI Đà hay còn gọi là Vi Đà Thiên, là vị thần chiến đấu, có sáu đầu, mười hai tay. Tay cầm cung tên cưỡi trên lưng khổng tước, Phật giáo đại thừ hấp thu vị thần này và biến vị thần này thành vị thần ủng hộ chốn già lam. Vị thần này được tạc với thân mang áo giáp, chắp tay cầm bảo kiếm, còn Tiêu Diệt Đại Sĩ là vua của loài ngạ quỷ. Ngài có khuôn mặt đỏ, lửa bốc cháy, là vị thần nổi tiếng của Phật giáo. Và người ta cũng cho rằng vị thần này vốn là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ-tát. Hóa thân này với ý nghĩa là dùng hình tượng của cái ác để chế ngự cái ác. Các thế lực xấu khi gặp ngài thì hoảng sợ mà chạy ra hướng có ánh sáng, mà nơi có ánh sáng là sẽ được Phật cứu độ và cảm hóa. Trong dân gian, vào dịp Tết Trung nguyên người ta thường đến chùa bái vị này để cầu mong cho vong nhân của gia đình được trở về thọ thực cùng gia quyến.
Hệ thứ 2 - Khuyến thiện và Trừng ác

Trong các ngôi chùa Việt, hai vị Khuyễn thiện và Trừng ác thường tạc to lớn hơn người thường và được bài trí ở tiền đường, gọi là tượng Khuyến thiện và Trừng ác. Tượng với thân hình vô cùng to lớn, trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp, thân thể vạm vỡ, ngồi trên sư tử, có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp. Tượng Khuyến thiện thường tô mặt trắng, nét mặt thanh thản, đặt bên tay trái bàn thờ Phật tay cầm viên ngọc thiện tâm. Tượng Trừng ác thường được tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật. Tượng có nét mặt thần giận dữ, lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến mọi cái ác xấu.
Hệ thứ 3 - Tứ Đại Thiên Vương

Tứ Đại Thiên Vương còn được gọi là Hộ thế Tứ Thiên Vương, là bốn vị Thiên tướng thủ hộ Phật pháp, thuộc chư Thiên bộ trong Nhị thập thiên hoặc Thập nhị thiên của Phật giáo. Tương truyền Tứ Đại Thiên Vương cư trụ trên núi Tu-di, trấn giữ bốn phương Đông Nam Tây Bắc, cai quản hộ trì tứ châu đó là: Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Cu Lô Châu.

Trong các ngôi chùa Việt thì Tứ Thiên Vương được thờ trong Thiên vương điện được đặt sau sơn môn, hoặc bốn góc của cửa tháp. Hình tướng của Tứ Đại Thiên Vương được tạc như sau: Đông phương Trì Quốc thiên hộ trì đất nước, bảo hộ chúng sanh. Cư trụ phía Đông núi Tu-di, mặc giáp trụ, nét mặt phẫn nộ, tay cầm đàn tỳ bà. Trì Quốc Thiên Vương biểu thị lòng từ bi, dùng âm nhạc để cảm hóa chúng sanh quy y Phật pháp. Chủ quản Đông phương Phất-đề-bà châu. Nam phương Tăng Trưởng thiên có năng lực hộ trì chúng sanh tăng trưởng thiện căn. Cư trụ ở phía Nam núi Tu-di, nét mặt giận dữ, mặc giáp trụ, tay cầm bảo kiếm bảo hộ Phật pháp không cho tà ác xâm phạm. Chủ quản Nam phương Diêm-phù-đề châu. Tây phương Quảng Mục thiên có thể dùng Thiên nhãn thanh tịnh quán sát thế giới hộ trì chúng sanh. Cư trụ phía Tây núi Tu-di, hiện tướng giận dữ, mặc giáp trụ, tay quấn con rắn. Chủ quản Tây phương Anh-da-ni châu. Bắc phương Đa Văn thiên từng bảo hộ đạo tràng của Như Lai, do đó được nghe Như Lai thuyết pháp nhiều. Cư trụ ở phía Bắc núi Tu-di, hiện tướng phẫn nộ, tay cầm bảo tháp, biểu thị phước đức đa văn, chế phục chúng ma, bảo hộ tài bảo của chúng sanh. Chủ quản Bắc phương Úc-đơn-việt châu… Tứ Đại Thiên Vương cùng Phạm Thiên và Thiên chúng thuộc cõi trời Dục giới, là những vị thần bảo hộ Phật pháp, cũng như hộ trì chúng sanh tu tập thiện pháp, tồi phá trừng phạt những kẻ tà ác bất thiện xâm hại Phật pháp.
Hệ thứ 4 - Bát bộ Kim cương

Bát bộ Kim cương là tám vị thần bảo hộ Phật pháp. Kim cương biểu hiện cho tâm trong sáng, không hủy hoại, kiên định trong tu hành hay hộ trì Phật pháp nên gọi là Kim cương Hộ pháp, mặc áo nhẫn nhục hay còn gọi là áo tùy hình chống lại ba mũi tên độc tham, sân, si. Theo kinh Phóng quang Bát-nhã thì bất cứ ai tu hạnh Bồ-tát trên đường thành Phật sẽ được thần Kim cương gìn giữ bảo vệ. Tượng Bát bộ Kim cương trong chùa Việt được tạo tác với tay cầm các binh khí khác như gươm, chùy, việt phủ.. Tám vị thần đó có tên là: Thanh Trừ Tai, Tích Độc Thần, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tịnh Thủy, Xích Thanh Hỏa, Định Trừ Tai, Tử Hiền Thần, Đại Thần Lực…
Các Hộ pháp có một điểm chung là hộ trì Phật pháp không cho cái xấu cái ác trà trộn vào, giúp con người thanh tĩnh, từ bi, một tâm hướng Phật. Các tượng thường chế tác rất lớn với các tư thế nghiêm nghị, cương quyết, thể hiện sức mạnh mang tính siêu nhiên. Đầu đội mũ kim khôi, mình mặc giáp trụ để ngăn ngừa tam độc, nhờ đó mà giữ được cái tâm trong sáng và cương quyết như kim cương. Các tượng thường được đặt trên lưng con lân, tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ.

e292698fdadd2a8373cc

ebd85f27ed751d2b4464

Nhiều khách khi đặt tượng thờ, có thế còn đang chưa rõ về ý nghĩa tượng hộ pháp, hay ý nghĩa thờ tượng trong văn hóa tâm linh. Để làm được những sản phẩm tượng tinh túy, như trong tín ngưỡng, người thợ tài hoa phải hiểu sâu sắc mới thoát được đường nét chân thật qua tùng vị tượng hộ pháp. 

Bài viết có liên quan: tượng thích ca thế tôn, tượng tây phương tam thánh

Quý khách có nhu cầu đặt tượng theo kích thước đình chùa có thể tham khảo một số hình ảnh tượng hộ pháp cơ sở chúng tôi đã làm. 

Hoặc liên hệ với Nghệ nhân: Nguyễn Chí Thanh

Đối với những khách hàng ở xa, có thể liên hệ với chủ cơ sở để được tư vấn tượng hộ pháp.

Cơ sở 1: Ngã tư Sơn Đồng - Hoài Đức - Hà Nội

Cơ sở 2: Khu công nghiệp làng nghề Sơn Đồng

Điện thoại: 0904 699 991

Một điều cam kết khi khách hàng đặt tượng hộ pháp ở cơ sở chúng tôi, giá trực tiếp tại cơ sở, không qua trung gian, các sản phẩm tượng hộ pháp bền đẹp.

cảm ơn quý khách đã tham khảo cơ sở tượng thờ của chúng tôi, chúc quý khách vạn sự may mắn.

 

 

 

 

 

Tag: tượng hộ pháp, mẫu tượng hộ pháp, ý nghĩa thờ tượng hộ pháp

 

 

 

VỀ CHÚNG TÔI

Làng Nghề Truyền Thống Sơn Đồng

ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT QUẢNG ĐẠI

Cơ sở 1: Ngã tư Sơn Đồng - Hoài Đức - Hà Nội

Cơ sở 2: Khu công nghiệp làng nghề Sơn Đồng

Điện thoại: 0904 699 991

© Copyright 2017, Đồ thờ tượng phật Quảng Đại